Các loại tre phổ biến ở Việt Nam

Diện tích tre nứa Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, với 914 loài, 26 chi. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho cây tre sinh trưởng và phát triển. Tre phân bố rộng rãi trên diện tích rộng lớn, từ đồi núi đến đồng bằng.

 

Vì sao tre phát triển mạnh ở Việt Nam? 

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho tre nứa phát triển. Tre là tài nguyên rừng quan trọng của Việt Nam. Theo điều tra rừng năm 1993, rừng tre nứa chiếm 11,4% tổng diện tích rừng với 5,551 tỷ thân .

Tre tồn tại ở rừng thuần loại hoặc rừng hỗn giao gỗ tre nứa, chủ yếu xuất hiện ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hoặc rừng rụng lá trên khắp Việt Nam từ ven biển đến đồng bằng, vùng thấp đến vùng núi cao khoảng 3000 m so với mực nước biển. Trong trường hợp cực đoan, một số loài như: Bambusa stenostachya cũng có thể chịu được điều kiện ngập nước (ví dụ lũ lụt) lên đến một tháng.

Các loại tre ở Việt Nam phải kể đến như cây tre trúc cảnh, cây tre nứa, cây tre ngà, cây tre lồ ô, cây tre vàng sọc,… Đây đều là những cây tre quen thuộc và gắn bó với người dân nước ta từ lâu đời. Vì sự phổ biến của nó tại Việt Nam mà bạn có thể mua cây tre cảnh ở đâu trên toàn quốc đều được.

 

Các loại tre thường gặp ở Việt Nam  

Việt Nam là quốc gia vùng nhiệt đới, vì vậy là nơi đa dạng về họ tre trúc với 194 loài tre trúc thuộc 26 chi và đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng tre trúc. Đa dạng về loài, nhưng có một vài loài sau đây là phổ biến và được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành chế biến, mỹ nghệ, kiến trúc với những đặc điểm từng loài như sau:

  1. Tre

Tre thuộc họ Hòa thảo, phân bố phổ biển khắp các tỉnh trên cả nước. Thân cây rỗng, thân cao, mọc thành bụi và bụi tách riêng nhau.

Thân cây có thành dày. Canh phát triển từ các mắt trên đốt thân. Tre có nhiều loài và thường gặp như: Tre gai, tre lồ ô, tre là ngà, tre hoa, tre lộc ngộc,… Tre được sử dụng rộng rãi để làm nhà, làm nông cụ, làm đồ mỹ nghệ, làm hàng rào.

  1. Tre gai (tên khác Tre nhà, Tre hóa, May phiếu, Tre là ngà)

Tre gai thuộc họ Hòa thảo, được trồng khắp cả nước. Cây mọc thành cụm rất dày, gồm nhiều thân cây cao 15 – 20m, đường kính thân đạt 8 – 10cm, thân khí sinh có ngọn cong ngắn, lá nhỏ, rất nhiều gai. Lóng thân dài 10 – 15cm. Vách thân dài 1,8 – 2cm. Thân không được thẳng. Đốt thân hơi phình, vòng mo rõ, có vòng phấn trắng ở trên và dưới vòng mo. Mỗi đốt thân có 3 cành chính, đùi gà cành to có nhiều rễ, cành dày đặc ngay từ gốc. Trên cành có nhiều gai cứng, sắc, nhất là những cành ở gần gốc. Vòng mo hơi nhô cao. Bẹ mo hình thang có cạnh hai bên hơi cong, mặt ngoài nhiều gân dọc và phủ một lớp lông cứng màu nâu đen.

Đáy dưới bẹ mo rộng 28cm, đáy trên rộng 8 – 10cm, cao 20cm. Phiến mo hình ngọn giáo, đỉnh vút nhọn, mặt trong có nhiều lông. Phiến mo rộng 3 – 5cm, dài 0,6cm, mặt trong có gân nổi rõ và phủ lông cứng ngắn, mặt ngoài nhẵn. Lá hình ngọn giáo, dài 20 – 25cm, rộng 1,5 – 2,5m, đầu vút nhọn, gốc lá tròn. Lá có cuống, tai lá rõ rệt. Gân lá 6 đôi. Lưỡi lá ngắn, có lông tua mềm dài 0,6cm ở hai bên tai lá. Tai lá không rõ. Cuống lá cao 0,5cm, rộng 0,1cm.

Tre gai được trồng quanh làng xóm, quanh vườn nhà, dưới chân đồi, ven sông, chân đê để phòng hộ, bảo vệ đồng ruộng, chống xói lở, chắn sóng. Tre gai được dùng làm vật liệu xây dựng, làm nhà và chôn xuống dưới đất làm móng nhà, đan lát thúng, mủng, rổ rá, làm nguyên liệu giấy và nhiều vật dụng khác.

  1. Tre nứa

Tre nứa thuộc Họ Hòa thảo (Poaceae), và là loài đa dạng ở Việt Nam. Thân cây cỡ vừa, cao 10 – 15m, đường kính 10 – 25cm. Thân dạng ống, có đốt, có thân ngầm trong đất. Lá hình thuôn dài, có các đường gân song song. Cành phân chia 2 hoặc nhiều hơn, phát triển từ các mặt trên đốt thân. Cụm hoa hình bông. Hoa có mày nhỏ. Quả thóc. Cây tái sinh từ 1 đoạn thân hoặc 1 đoạn cành. Cây có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành rừng, thường mọc thành cụm nhiều cây. Phân họ Tre nứa có khoảng 50 chi, 2200 loài. Ở Việt Nam có khoảng 10 chi, 45 loài. Phổ biến là chi Tre, chi Nứa, chi Sặt, chi Luồng,…

Tre nứa có nhiều công dụng và được trồng rộng rãi trong nông thôn. Tre nứa được trồng tập trung để làm nguyên liệu giấy, cót ép, hàng đan,… 

  1. Tre pheo

Tre pheo thuộc Họ Hòa thảo, được trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tre có gai, thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm, cao 12 – 24m, đường kính 5 – 15cm, lóng dài 20 – 30cm, khi non màu lục, không có lông, khi già chuyển thành màu nõn chuối hơi vàng, thịt tre dày, độ rỗng nhỏ. Vòng thân không rõ ràng, vòng mo hơi cao và có một vòng lông nhung màu nâu sẫm. Mỗi mặt thường có 3 cành gần như vuông góc với thân chính, trên mỗi mắt của cành thường có 2 – 3 gai. Mo nang dày, cứng, phía ngoài có nhiều gân dọc, phần dưới có nhiều lông, mặt trong có nhiều gân dọc và gân ngang nổi rõ. Đầu bẹ mo rộng, thìa lìa cao, mép có lông.

Tai mo hình bán nguyệt, mặt trong có nhiều lông cứng, mép có lông dài. Lá mo hình trứng, đầu nhọn, dựng đứng và tồn tại trên bẹ mo, mặt trong có nhiều gân dọc, kẽ giữa các đường gân phủ dày lông cứng màu nâu đen. Mỗi cành nhánh có 6 – 8 lá, phiến lá hình ngọn giáo thuôn, đầu nhọn, dài 15 – 17cm, rộng 1 – 2cm, gốc lá lệch, mặt trên không có lông, mặt dưới có lông ngắn, gân bên 4 – 7 đôi, cuống lá dài 1 – 3mm, bẹ lá dài 2 – 2,5cm không có lông, miệng bẹ có lông nhưng rất dễ rụng, thìa lìa cao 0,5 – 1mm. Cụm hoa dài 30 – 50cm không có lá, các đốt dài 2 – 5cm. Các bông chét mọc tập trung ở trên các đốt. Bông chét có 3 – 8 lá bắc hình trứng

Tre pheo có thân cao to, dày, cứng, thường được dùng trong xây dựng, làm bè mảng, đan lát. Nhưng dễ bị mối mọt nên phải xử lí cẩn thận trước khi dùng.

  1. Tầm vông

Tầm vông Họ Hòa thảo, được trồng phổ biến ở Nam Bộ Việt Nam và phân bổ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia.Tầm vông mọc thành cụm, thân cao 6 – 20m, đường kính 2 – 7,5cm, lóng tròn đều, dài 30 – 45cm. Khi non có phấn trắng, vách thân rất dày, những lóng phía gốc đặc. Các đốt phía dưới thường có cành ngắn, và ít, các đốt phía trên có nhiều cành, trong đó có 3 – 6 cành chính. Mo nang khá thay đổi, hơi ngắn hơn các gióng, phía đầu tròn đều, mặt ngoài nhẵn hoặc có lông màu vàng nâu, tai mo khá rõ, thìa lìa rất ngắn.

 

Lá mo hình ngọn giáo, dài bằng 1/3 mo. Những lá mo dài 5 – 12cm, rộng 1 – 2cm, lá lớn dài 7,5 – 25cm, rộng 1,5 – 3cm, mặt trên không có lông, mặt dưới có lông, gân bên 3 – 5 đôi, mép lá có răng cưa, bẹ lá khi non có lông, trưởng thành nhẵn, màu trắng hoặc màu vàng rơm. Hoa tự hình chùa, lớn; Bông chét màu vàng rơm, hình trái xoan, đính tập trung trên các đốt thành hình cầu (đường kính 1,3 – 5,5cm).

Tầm vông có thân cứng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm giường, ghế, chõng tre, đan lát và cũng được trồng làm cảnh.

  1. Lồ ồ

Đặc điểm: cây lồ ô còn được gọi là tre lồ ô, có tên khoa học là Bambusa balcooa. Là một loại tre có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây mọc thành bụi và có thể đạt chiều cao lên đến 25m khi trưởng thành. Đường kính của thân lên tới 15cm. Loại tre này cũng giống như các loại tre thông thường khác, có độ đàn hồi và dẻo dai rất tốt.

 

Phân bố: Lồ ô có phân bố rộng khắp vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Song do khai thác lạm dụng làm nguyên liệu, do đốt nương làm rẫy mà hiện nay diện tích rừng Lồ ô chỉ còn lại chủ yếu ở Lâm Đồng. Các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đã từng có nhiều Lồ ô, mà bây giờ khó tìm được một diện tích lớn. Đây là loài cây hoang dại mọc tự nhiên, chưa được gây trồng, chưa có các nghiên cứu về tạo giống và trồng rừng nên chúng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.

Lồ ô được dùng trong đan lát, làm đũa xuất khẩu, xây dựng, nhất là làm bột giấy, lá thường làm thức ăn cho gia súc.

  1. Hóp

Hóp thuộc Họ Hòa thảo, cây mọc nhiều ở các tỉnh Trung bộ và các nước trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản.Tre không gai, thân ngầm hợp trục, thân tre mọc thành bụi khá dày, cao 6 – 7m, đường kính 3 – 4cm, lóng dài 30 – 40cm, nhẵn bóng, khi non màu lục, khi già chuyển sang màu vàng rơm hay vàng nõn chuối. Mỗi mắt mang nhiều cành, nhưng chỉ có một đến 3 cành chính.

Mo hơi cứng, dài 10 – 15cm, rộng 5 – 7,5cm, hơi có lông. Khi non màu xanh, đầu bẹ mo hình cái cung không đều. Lá mo dựng đứng hình tam giác. Hai tai hơi rõ, có lông, gốc tròn và nhỏ dần thành một cuống lá ngắn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông, gân giữa nhỏ, gân bên 5 – 7 đôi, bẹ lá nhẵn, thường có tai, thìa lìa hẹp, nguyên. Cụm hoa thành chùy kép, khá ngắn gồm từ 1 đến nhiều bông chét. Bông chét hình trụ tròn, dài 1 – 4,5cm, màu vàng rơm, nhẵn bóng, có 5 – 9 hoa.

Hóp được dung để  đan lát, sào chống thuyền và dùng trong xây dựng địa phương.

  1. Cây tre vàng sọc ( tên gọi khác “tre trĩ”)

Cây tre sọc vàng thuộc họ Cỏ (Poaceae), được gây trồng ở Việt Nam từ rất lâu. Cây mọc thành bụi, cao 6 – 12 m. Thân có đốt cách xa nhau đều đặn, lóng có vách dày. Thân và cành, nhánh đều có màu vàng tươi với những sọc xanh dọc theo long. Lóng dài 20 – 30cm, vòng mo rõ, vòng rễ hơi gổ lên, gốc mang nhiều rễ nổi. Thân phân cành thấp. Thường ở mỗi đốt nảy ra 3 cành chính. Mo phủ đầy lòng. Lá mo hình tam giác, có gân song song nổi rõ. Lá thuôn, hình ngọn giáo, gốc tròn, cuống ngắn. Cụm hoa dạng chùm rộng. Bông nhỏ, dẹt, nhọn, xếp 2 chiếc ở một chỗ.

Cây tre vàng sọc được ưa chuộng trồng làm cảnh, có thể trồng chậu trang trí trong nhà hoặc trồng làm hàng rào dọc bờ tường nhà.

  1. Vầu

Đặc điểm: Cây vầu thẳng và vươn cao, có cây cao tới gần 20m, đường kính thân từ 10 – 12cm, vách thân dày tới 1cm. Cây vầu có 2 loại thân, phần ta nhìn được là thân khí sinh. Còn phần ngầm mọc từ gốc thân khí sinh ra đâm ngang dưới đất gọi là thân ngầm. Thân ngầm sinh trưởng mạnh vào mùa hè, lúc đó thường có mưa. Trên thân ngầm sẽ mọc lên những chồi măng, nó đội đất và vươn lên thành những cây vầu mới. Thân ngầm lan tới đâu là măng vầu mọc lên tới đó. 

Phân bố: Cây vầu phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Nó có nhiều nhất là ở Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hoá và Quảng Ninh.

    10. Tre Luồng

Đặc điểm: cây luồng có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, lóng có màu lục sẫm và phần trên có ít phấn trắng. Mỗi đốt thân có nhiều cành trong đó có một cành to khỏe còn lại khá nhỏ và rủ xuống. Bẹ mo rụng sớm, có màu nâu vàng khi còn nhỏ. Còn về hoa tre luồng không mang lá, có màu lục vàng.

Phân bố: Hầu hết tre luồng đều có thể mọc tự  nhiên hoặc trồng thành từng cụm phân tán ở các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La. Một số huyện ở Thanh Hóa như Lang Chánh, Quan Hóa, Ngọc Lạc… Hiện nay, tre luồng được nhân giống và trồng ở nhiều nơi như Nghệ An, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế…

     11. Tre Mạnh Tông

Đặc điểm: Tre Mạnh Tông là loại tre mọc thành cụm và không có gai. Thân cây thẳng, tròn đều cao từ 12 đến 15m, đường kính thân từ 5 đến 11cm, vách thân dày 2,2m, ngọn cong rủ và lóng dài từ 32 đến 40cm. Ngoài ra, thân tre Mạnh Tông có nhiều lông mịn màu hung. Phía trên và vòng mo phủ một lớp lông mịn màu hung, cao 1,1cm.

Phân bố: Tre Mạnh Tông được trồng và phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Bình…

       12.Tre bụng phật

Tre bụng phật thuộc họ Hòa thảo, được trồng nhiều ở Trung Quốc. Tre bụng phật mọc cụm, có hình dáng đẹp, kích thước trung bình. Thân cây thường cao 4 – 6m, ngọn uốn cong. Thân màu xanh thẫm, sáng bóng. Lóng dài 4 – 10cm, ít khi dài hơn, phình to ở phần dưới (hình chiếc bình). Phần phình to có đường kính đến 10 – 12cm. Ba bốn đốt sát mặt đất thường có rễ nhỏ. Thân non màu hoàn toàn xanh lá cây. Vách thân dày 1,2 – 1,75cm. Mo chết trên thân.

Bẹ mo có đáy dưới rộng 12,5cm, cao khoảng 10cm, đáy trên rộng 8,5cm. Mặt ngoài phủ lông mềm, nằm, màu hung.Phiến lá dài 24 – 26,5cm và rộng 2,5 – 3cm. Gốc lá gần tròn, đỉnh lá nhọn. Gân lá 6 đôi. Hai mép có răng cưa nhỏ, sắc. Lưỡi lá cao 0,1cm; tai lá nhỏ, rộng 0,15cm, cao 0,1cm; thấp dần từ ngoài vào trong. Tai lá mang 4 đôi lông ngắn, màu trắng, dài 0,1cm. Cuống lá dài 0,4cm; rộng 0,25cm.

Loài tre này trồng làm cảnh là chính, đôi khi thân được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Công dụng của cây tre

Cây tre là một phần trong văn hóa của người Việt. Người ta đã khai thác được rất nhiều công dụng từ cây tre. Tùy từng loại tre và người sử dụng mà giống cây này mang lại những lợi ích khác biệt. 

Sử dụng cho mục đích xây dựng

Từ xưa đã có rất nhiều công trình làm từ các nguyên liệu thực vật, trong đó có cả tre. Đây là một trong những loại cây có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới nên tre là một loại nguyên liệu có tính phục hồi mau chóng.

Cây tre giống như cây gỗ là một loại vật liệu xây dựng tự nhiên được sử dụng từ rất lâu. Nó có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, độ bền tốt, sức chịu tải cao nên được ứng dụng rộng rãi.

Tại các nước Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, tre là vật liệu xây dựng truyền thống rất phổ biến. Người ta dùng tre để dựng nhà cửa, làm cầu qua sông và làm giàn giáo cho các công trình. Tại Nhật Bản, cây tre cảnh được dùng làm vật liệu trang trí hoặc bổ sung cho các kiến trúc.

Những cây tre dùng cho mục đích xây dựng phải đảm bảo sự cứng cáp và dẻo dai. Đồng thời hàm lượng đường trong cây cũng phải ở mức rất thấp để tránh sâu bọ đục ăn thân cây. Vì vậy cần chú ý thời gian sinh trưởng của cây để thu hoạch đúng lúc.

Chế tạo một số vật dụng

Ở các vùng miền núi hoặc địa phương có nhiều tre, người ta dùng tre thay cho nồi nấu. Thân tre rỗng giữa và có các đốt nên có thể nấu cơm và súp bên trong. Những món ăn dùng tre để nấu có vị khá đặc biệt và hấp dẫn.

Tại một số quốc gia châu Á, tre cũng được dùng để chế tạo đũa vừa nhẹ lại thân thiện môi trường. Tại Nhật Bản và Trung Quốc, đây cũng là một loại nhiên liệu đốt khá phổ biến. Những người Ấn Độ cổ cũng chế tạo các loại bút nhúng mực bằng thanh tre mỏng. Sợi tre đã qua chế biến cũng được dùng làm nguyên liệu may quần áo, vỏ gối hoặc ga trải giường.

Tại Trung Quốc cổ đại, tre được sử dụng như một bề mặt để viết chữ. Các dải tre có buộc dây được viết chữ được tìm thấy có niên đại từ thời Chiến Quốc trước Công nguyên. Ngoài ra, bột cây tre là một loại nguyên liệu trong chế tạo giấy.

Người xưa chế tạo tre thành những loại vũ khí đơn giản. Những thanh kiếm tre, giáo tre hay mũi tên bằng tre xuất hiện từ sớm tại các nước châu Á. Các vùng Đông và Nam Á cũng dùng tre chế tạo các dụng cụ tra tấn khá hiệu quả.

Xu hướng phát triển cây tre 

Khai thác và sử dụng bền vững: Tre nứa được trồng ven đê, bờ suối, quanh làng bản… để chống xói mòn đất. Tre mọc phổ biến ở rừng đầu nguồn Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bắc Bộ. Phục hồi tre đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng Indosasa sp., và phải mất từ ​​5-7 năm để thiết lập sau khi cháy rừng. Khoảng 5 năm sau khi khai thác gỗ có thể phục hồi nhưng chất lượng giảm sút. Phương pháp thu hoạch là chặt 1/2 hoặc 1/3 số thân trên mỗi khóm. Sau 4-5 năm, chúng phục hồi về kích thước ban đầu. Cây chùm ngây có thể thu hoạch sau 8 đến 10 năm trồng luân canh 3 năm, loại bỏ 1/3 tổng số thân tre, thời gian đốn từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ thu hoạch thân tre 3 năm tuổi.

Nghiên cứu đang tiến hành: Nghiên cứu về phân loại tre đang được tiến hành ở Việt Nam để chuẩn bị cho Hệ thực vật Việt Nam. Nghiên cứu sinh thái một số loài tre thương phẩm được thực hiện để trồng chúng trong rừng trồng. Nghiên cứu cũng đang được tiến hành về sản xuất măng của các loài khác nhau, phương pháp chế biến thân tre và cải thiện các loại tre dùng trong xây dựng. Một số loài đã được trồng phổ biến như: Dendrocalamus membranaceus, Indosasa crassiflora, Phyllostachys pubescens … để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy bìa, đồ mộc, dệt chiếu và các sản phẩm khác, trong đó có tranh tre. Một số loài tre được trồng trong vườn để tiếp tục nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn nguồn gen.

Công dụng và giá trị kinh tế: Tre, nứa đã gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tre được dùng để xây dựng, sản xuất ván, làm giấy, làm nhạc cụ, đóng đồ đạc, đan rổ rá, đồ thủ công mỹ nghệ và dùng làm rau. Sản phẩm tre của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Nga, Đức, Pháp, Hungary và các nước khác. Tranh sơn mài khảm tre rất phổ biến. Đây là một loại hình nghệ thuật mới của Việt Nam sáng tạo. Sản phẩm này đã được UNESCO khen ngợi, nhấn mạnh văn hóa tre trong tác phẩm nghệ thuật.

5/5 - (127 bình chọn)