MẬT ONG RỪNG – Chuyện vui xả stress

Mật Ong Rưng - Chuyện vui

Một hôm đang xớ rớ đứng trước cửa nhà, một người đàn ông cũ kĩ tầm ngoài bốn mươi sà vào mời mua mật ong rừng. Giọng nhát gừng đặc trưng của dân miền núi. Khi được hỏi mật thật hay giả, anh ta lôi từ cái làn ra một bọc nilon đựng mấy tầng (tổ) ong còn dính mật. Lại lôi thêm mấy chai mật đựng trong chai nước suối bằng nhựa dung tích nửa lít bảo giá 250 ngàn chai này. Cầm chai mật ong óng vàng giơ lên tôi hỏi:

 – Ong rừng hay ong mật nuôi ở rừng?

  Hắn đập đập vào bịch tổ ong khẳng định:

  – Bác xem vắt mật còn tổ đây, ong rừng.

Xưa mình xuống núi mong là gội bỏ chất rừng rú để được như dân thành thị. Giờ dân thị thành lại muốn làm dân miền núi quê mình. Thật lắt léo tréo ngoe cuộc đời này.

Người miền núi bước ra khỏi nhà là gặp kiến và ong. Ai lớn lên chẳng một vài lần bị ong đốt. Đứa em gái kế tôi chỉ cách nay chừng bảy tám năm lên động sau nhà hái lá lộc lằng về xào đụng tổ ong vò vẽ, nó túa ra đốt lăn từ trên đó xuống đường với hơn hai chục vết. May mà nó có sức khỏe như con trâu nên qua khỏi.

Mua mật ong rừng là mua người – tức là mua niềm tin vào người bán. Lấy lòng tin để bảo chứng loại mật và chất lượng của nó. Không có lòng tin thì đừng vì phân biệt loại mật ong gì là cực khó. Có 3 loài ong cho mật. Đó là ong ruồi, ong nuôi và ong rừng. Ong rừng và ong ruồi không nuôi tại nhà được vì quen sống môi trường tự nhiên, mật hiếm nên quý. Mật ong rừng có màu sẫm hơn so với 2 loại kia với mùi và vị ngang ngang nhau. Rất khó phân biệt đâu là mật ong rừng đâu là mật ong nuôi. Các phép thử này nọ để phân loại mật ong này ong kia lan truyền đều là điêu ngoa cả. Đừng vội tin. Thang màu của mật ong nuôi theo các tháng thì rất dễ phân biệt. Mật tháng giêng hai có màu vàng nhạt, tháng ba tư màu vàng hơi sậm và  tháng năm sáu mật luôn sậm màu. Mật ong rừng màu sắc gần giống mật tháng sáu của ong nuôi. Hiện nay sản lượng mật ong nuôi hàng năm từ vùng tây nguyên bạt ngàn hoa cà phê cung cấp ra thị trường là rất lớn với giá cả rất dễ chịu. Tầm 120 – 140 ngàn một lít mật ong nuôi. Có thể từ nguồn này “người miền núi ” bán dạo xào xáo thành mật ong rừng. Thật ra ong nào nuôi theo lẽ tự nhiên đều cho mật tốt cả, cứ gì phải ong rừng.

Ong rừng (còn có tên là ong dèo, ong khoái…) là loại ong hung dữ nhất trong các loài ong làm mật. Tổ của chúng thường làm ở cây cao hay nơi hang hốc đầy hiểm trở. Tổ nó to cỡ nửa chiếc chiếu một có thể cho dăm bảy lít mật lấy đúng thời điểm. Ngày xưa dân miền núi không dám đụng loại này một cách cẩu thả. Loại này túa ra rượt thì có chạy rồi nhảy xuống nước lặn chúng vẫn bay là là bên trên chờ ngoi lên là độp. Cũng có người gan dạ lấy được nhưng phải gặp được tổ nào thấp, nơi dễ thao tác, hun khói khi trời đã tối vài ba người thắp đuốc phối hợp nhau. Bây giờ người ta trang bị bảo hộ toàn thân, có dụng cụ chuyên dụng tìm nó như tìm trầm và chính ong dèo mới là kẻ phải sợ con người dù hang hốc hiểm trở cở nào cũng không thoát. Bởi giá mật ong rừng hiện tại bán tại gốc miền núi cũng tầm 500- 550 ngàn 1 chai. (chai thủy tinh 65- Người miền núi có thói quen bán theo chai chứ không bán theo lít.)

Bây giờ nuôi ong theo công nghiệp, ngày xưa dân quê nuôi nhỏ lẻ trong vườn. Ngoài nuôi lấy mật tại nhà thì vẫn vào rừng tìm loài ong mật này để lấy. Năm ấy tôi chừng 7-8 tuổi theo cha vào rừng lấy ong mật. Khi đi chỉ mang theo cái thau rửa mặt bằng đồng để đựng. Sau khi luồn lách dọc khe thì rẽ vào lối nhỏ có tổ ong. Ong làm tổ trong gốc cây khá to sâu ăn rỗng ruột. Cha tôi vừa dùng dao phát quang lối đi vừa tiến lại gốc cây có ong. Bất chợt ông quay ngoặt ra với vẻ hoảng hốt. Cha tôi giục – Đội cái thau lên đầu ghì lại, quay ra quay ra. Hai cha con tháo lui. Tôi thấy cha cầm dao lăm lăm vừa đi vừa quay đầu nhìn lai. Rồi lại quay cả người đi thụt lùi thủ thế…

Tối hôm đó cùng hàng xóm ngồi uống nước chè xanh cha tôi mới kể rằng gốc cây vừa có dấu cào cấu của gụ (gấu) mới tươi, lại còn ngửi thất mùi khét đặc trưng của nó. Loài gụ rất thích ăn mật ong. Gụ là loại hung dữ lại bị con người tranh giành tổ ong ắt là khó mà tha. Thế cho nên cha tôi hoảng hốt sợ như cố M và o V trong làng. (Cố là tiếng gọi tôn kính những người đáng tuổi ông trong tiếng nghệ. O tức là cô trong tiếng phổ thông. Để tỏ lòng kính trọng người đã khuất, từ đây chỉ gọi cố và o mà không có tên riêng).

Cố và o không phải đi lấy mật ong rừng mà đi râm sa nhân. (Đi râm nghĩa là tìm kiếm ở môi trường rập rạp trong rừng mà vừa đi vừa phải mở lối do cây và dây chằng chịt). Sa nhân (tên thuốc bắc là Đậu khấu) có thân và lá giống cây riềng. Trái mọc ở gốc và rễ có vị ngọt hơi cay. Trái thu hoạch về phơi khô bán cho thương lái miền xuôi làm thuốc bắc. Trong lúc râm sa nhân gần khe một con gụ rất to nhảy ra tấn công o và cố. Ngay cái nhảy bổ nhào đầu tiên nó đã tát trúng đầu o và dùng móng cứng như sắt móc mất một mảng thịt sau tai chếch lên phía đầu. ( Có lẽ do vướng tóc nên lùng nhùng). Cố vung dao chém trong tâm trang bất ngờ và sợ hãi nên không trúng đích. Nên nhớ gụ có lớp lông dày nên dao chỉ chém như chém gối. Sau đó cố lấy lại tinh thần cứ nhắm mặt nó để chém. Những vết chém trúng ngay mũi và miệng của gụ làm nó phải quay đầu bỏ chạy. Cố xốc o lên máu đầm đìa và cõng chạy về làng chừng hơn hai cây số. Lớp trẻ trâu chúng tôi tò mò thường hỏi cố về những chi tiết cuộc chiến này. Thậm chí tôi và Quang tịt còn đóng vai diễn tả cảnh này cho bọn thả trâu và cố xem để… duyệt. Chứng tích vết sẹo nằm chếch về bên trái đỉnh đầu của cố chúng tôi tái hiện bằng vệt bùn cho giống… Hôm đó cõng o về làng thì cố cũng kiệt sức vì mất máu phải nằm mấy tháng đắp thuốc lá, mới qua khỏi. Riêng O, do vết cào quá nặng O qua đời mấy ngày sau ở tuổi còn rất trẻ. (chừng 22 – 24  tuổi, O lấy chồng nhưng chưa có con).

Người miền núi có cuộc sống nghiêng về bản năng gốc hơn người miền xuôi. Để sinh tồn còn có cả cuộc chiến với thú dữ tranh giành chủ quyên khai thác rừng. Nghĩa là họ rất giỏi về săn, bắt, hái, lượm… trong môi trường tự nhiên.Tính cách người miền núi hình thành trên nền cuộc sống đặc trưng ấy nên thật thà, quyết đoán và mạnh mẽ.

Bây giờ đi đâu cũng thường gặp những người miền núi dễ thương. Không chỉ trông buôn bán đặc sản rừng mà từ anh xe ôm đến các cô nàng trong nhà hàng Karaoke cầm mic không biết bật contac, bấm Remote ngược… chỉ vì em là người miền núi!?  Xin nghiêng mình vái lạy các em – “Những con nai vàng ngơ ngác/ Đạp chết bác thợ săn!” – Chính người thị thành đang tự săn bắt nhau theo tính cách của người miền núi!

Khuyến cáo của tác giả…

– Để tránh mua phải mật ong giả tràn lan hiện nay, các chị các cô sống đơn thân (không có người đàn ông trong nhà) nên nuôi hẳn một anh chàng người miền núi trong nhà để thử mật ong cho chắc chắn.! Ha Ha ha!!!

Mua mật ong rừng chính là “mua niềm tin”, mà niềm tin thật chỉ có ở choquevietnam.com là nơi để bạn tin cậy vì sự uy tín chân quê của trang website này. Hãy đặt mua ngay MẬT ONG RỪNG tại đây.

Chuyên mục: Sưu tập những mẩu truyện vui hài hước để bạn xem thêm:

3 thoughts on “MẬT ONG RỪNG – Chuyện vui xả stress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0868.605.799
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon